Bậc thầy trong việc làm “Sống lại” nhà gỗ cổ truyền thống

Ông bà ta xưa vẫn thường có câu “An cư, lạc nghiệp” để nói lên tầm quan

trọng của ngôi nhà nơi mình sinh sống. Điều đó cũng có nghĩa là khi có chỗ ăn chỗ

ở ổn định thì mới có thể bắt tay vào việc xây dựng và phát triển công danh sự

nghiệp. Do vậy, đối với người dân Việt nói chung và với người dân Bắc bộ nói

riêng, việc làm được một ngôi nhà, đặc biệt lại là nhà gỗ là cả một sự kỳ công, cả

một cơ nghiệp. Thấu hiểu được giá trị to lớn của ngôi nhà gỗ cổ truyền, nghệ nhân

Đỗ Văn Phúc quyết tâm dựng lại những căn nhà gỗ theo lối truyền thống. Một phần

muốn vực dậy nghề mộc đã có lúc bị mai một ở quê hương, một phần anh muốn lưu

giữ những tinh hoa của nhà gỗ truyền thống.

Cơ duyên đặc biệt với nghề

Sinh ra và lớn lên tại Bình Yên, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội, ngay

từ khi mới 13 tuổi anh Phúc đã theo cha anh trong làng học nghề thợ mộc. Sớm tiếp

cận, chịu khó mày mò, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những người thợ mộc có

tay nghề cao nên chàng thanh niên Đỗ Văn Phúc đã kịp lĩnh hội, nắm bắt gần như

đầy đủ tinh hoa của nghề mộc vốn đã nổi tiếng lâu đời ở quê hương Thạch Thất như

Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Hương Ngải…

Năm 1990 anh xây dựng cho mình một xưởng sản xuất mộc riêng với số lượng

khoảng 20 nhân công. Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, mọi người ngày càng có

xu hướng quay lại với nếp nhà gỗ cổ xưa, năm 1995 anh quyết tâm trở lại quê cha

Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội để sinh cơ lập nghiệp gây dựng cơ đồ từ nghề mộc

cổ truyền. “Hữu xạ tự nhiên hương”, chính bởi tài năng, uy tín và nhân cách của

mình, khách hàng tìm đến với ngày càng ngày nhiều, từ một sơ sở nhỏ bé đến nay

anh Phúc đã gây dựng được một cơ ngơi đồ sộ với hai xưởng sản xuất hàng nghìn

m2. Hiện nay có những thời điểm Xưởng sản xuất của anh Phúc hoạt động tối đa

công suất, chuẩn bị cất dựng tới 5,6 căn nhà gỗ trong cùng một thời gian.

Cái nghiệp là vậy, song để xây dựng được hàng trăm ngôi nhà bằng gỗ độc đáo

riêng mang thương hiệu Đỗ Văn Phúc ở khắp mọi miền của tổ quốc theo anh phụ

thuộc rất lớn vào cơ duyên ông trời trao cho mỗi người! Anh Phúc tâm sự về những

năm tháng bôn ba học nghề mộc "Khi ai đó chọn cho mình con đường sự nghiệp thì

bên cạnh niềm đam mê còn có một cơ duyên nào đấy. Cơ duyên ấy đã giúp mình

gặp nghề mộc và như một cái nghiệp gắn chặt cả cuộc đời, tâm huyết, trí tuệ của

mình dành cho cái nghề mà không phải ai cũng dễ dàng lĩnh hội này".

Bậc thầy trong nghề làm nhà gỗ truyền thống

Kiến trúc nhà gỗ cổ Bắc Bộ, bao đời đã là niềm tự hào của người Việt. Để có

được những ngôi nhà gỗ độc đáo mang tính để đời, vừa lưu giữ tinh hoa văn hóa

Việt Nam vừa phù hợp với xu thế thời đại đối với anh Phúc là cả những năm tháng

trải nghiệm qua từng đường cưa nét đục và không ít đêm suy tư trằn trọc bên thước

Lỗ Ban. Lỗ Ban là ông tổ nghề mộc phương đông, từ cổ đại. Cái thước ấy chứa toàn

bộ các tỷ lệ kiến trúc, quan trọng nhất là tỷ lệ chia hoành. Trong đó, tỷ lệ cơ bản là

tỷ lệ giữa chiều cao cột quân và chiều cao cột cái. Nói đến đây chúng tôi càng khâm

phục thêm cái tài của những người thợ thủ công. Anh Phúc chia sẻ thêm, “Có rất

nhiều công trình nhà cổ anh thực hiện không thể tuân theo bất kỳ bản vẽ của các

kiến trúc sư – người được đào tạo bài bản qua trường lớp mà dựa rất nhiều vào kinh

nghiệm, vào sự tính toán và tay mực thước của những người thợ cả như anh”.

Làm nhà gỗ không đơn giản như xây nhà mái bằng, nó đòi hỏi sự am hiểu phong

thủy và sự tỉ mỉ, khéo léo và đặc biệt là tay mực thước của người thợ. Đây chính là

bí quyết thành công riêng không ai giống ai của từng người thợ. Theo anh Phúc

“Người dựng nhà kiến trúc cổ phải là người có trình độ, biết cách tạo hình, kỹ thuật.

Quan trọng hơn phải là người thợ có tâm. Khi tâm trong sáng sẽ làm mọi việc cẩn

thận, từ khâu chọn gỗ đến lúc dựng nhà. Bên cạnh đó, làm nhà cổ, mực thước cất

theo 4 cung tài, nghĩa, quan, bản thì rất tốt, ngược lại nếu làm nhà phạm phải 4 cung

ly, bệnh, tiết, hại thì gia chủ thường gặp phải những rủi ro, éo le trong cuộc sống”.

Điều này được kiểm nghiệm lưu truyền từ ngàn đời nay, và cũng là kinh nghiệm,

kiêng kị với nghề mộc. Rồi đến khi bắt tay vào công việc dựng hoàn thiện một ngôi

nhà cũng lại là một công đoạn cực kỳ vất vả. Hầu hết các công trình nhà cổ được

cất trong khuân viên làng xã, đường qua lối lại chật hẹp hoặc trên đồi cao nên để

vận chuyển từng thớ gỗ lên là cả một vấn đề lớn. Công việc được tiến hành thâu

đêm suốt sáng là chuyện thường xuyên.

Nghệ nhân Đỗ Văn Phúc tâm sự "Lưu giữ những tinh hoa của cha ông ta để lại

là hành động thể hiện một sự trân trọng, biết ơn đối với những thế hệ cha ông đi

trước đã tạo ra những sản phẩm có giá trị cả về vật chất và tinh thần cho thế hệ sau.

Bên cạnh đó, việc phát huy những tinh hoa này còn là hành động nhằm đưa những

tinh hoa nghệ thuật kiến trúc nhà cổ bay cao, bay xa hơn nữa". Hơn 30 năm đam mê

nghề làm nhà gỗ cổ, với bao khát khao giữ lửa nghề truyền thống, đến nay có hàng

trăm công trình lớn nhỏ được tạo dựng dưới đôi bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng

bay bổng của nghệ nhân Đỗ Văn Phúc. Điều làm anh Phúc luôn trăn trở là làm gì để

giữ nghề truyền thống của cha ông trước nguy cơ thất truyền. Bản thân anh còn rất

trẻ (anh sinh năm 1969) nhưng anh lại dành khá nhiều thời gian công sức cho việc

đào tạo nghề, truyền nghề. Với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của anh rất nhiều

thanh niên trong làng và các vùng lân cận được anh đào tạo thành nghề. Nhiều

người trở thành thợ giỏi, mở cơ sở sản xuất riêng hoặc tiếp tục làm việc tại cơ sở

sản xuất của anh.

Với tài năng, những nỗ lực những cống hiến của anh, năm 2012 Cơ sở nhà gỗ

truyền thống Phúc Hương do anh làm chủ vinh dự được Ban tuyên giáo Thành ủy

Hà Nội trao tặng danh hiệu Thương hiệu truyền thống gia truyền nổi tiếng. Năm

2013, anh được UBND Thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhà gỗ

truyền thống. Năm 2014 anh tiếp tục được Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trao

tặng danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu nghề truyền thống.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *